Mình không thích viết từng bài riêng rẻ, tất cả mọi kiến thức về Ichimoku mình sẽ cập nhật trong bài viết này. Bạn nên share lại bài viết này lên fb để sau này lưu lại mà xem.
Mình cũng đang viết ebook về Ichimoku và nến Heiken Ashi , viết dạng ngắn ngọn kinh nghiệm thôi. Chứ kiểu mấy dạng sách về nó lẫn tiếng Việt lẫn Anh thì mình cày nát rồi, toàn viết nhiều vừa dài, lại không áp dụng được bao nhiêu.
Ichimoku không phải là chén thánh, cơ bản là mình thấy hợp nên xài. Bạn bè mình, người thì xài PA, người thì đánh BB, người thì kết hợp RSI, MACD, có người chơi cả chart thuần…
Nói chung, thấy hợp cái nào thì xài cái đó.
Khi mình muốn đánh một kèo nào đó, mình ưu tiên các thứ tự
Trend khung lớn nhỏ có cùng chiều không. Mình đánh chủ yếu H4 H1
Nến – Xem mức độ mạnh yếu.
Ichimoku – cuối cùng.
Phong cách của mình không dò đỉnh bắt đáy.
Ichimoku Cloud là gì ?
Ichimoku Cloud hay tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, thường được gọi là chỉ số Ichimoku hoặc Mây Ich. Đây là hàng xịn đến từ Nhật Bản.
Nói chung Ichimoku giúp chúng ta:
- Xác định rỏ kháng cự, hổ trợ
- Xu hướng cũng như tín hiệu mạnh yếu.
- Ngắn gọn là bạn làm trùm được Ichimoku thì không cần thêm các indi khác.
Thành phần Ichimoku
Nó gồm các thành phần như sau
Tên | Cách tính | Mô tả |
---|---|---|
Tenkan ( Conversion Line ) | Trung bình (Cao nhất + thấp nhất của 9 kỳ) chia cho 2 | Đường nhanh |
Kijun Line ( Base Line ) | (Cao nhất + thấp nhất của 26 kỳ ) / 2 | Đường chậm |
Chikou (Lagging) | Trung bình 26 kỳ | Xác định Momentum tốt |
Senkou Span A ( Leading Span A ) | (Tenkan +Kijun) / 2 | Hình thành Mây Kumo. Span A là quá khứ của Tenkan |
Senkou Span B ( Leading Span B ) | (Cao nhất + thấp nhất của 52 kỳ) / 2 | Hình thành Mây Kumo Span B là quá khứ của Kijun |
Mình edit lại màu cho dễ dòm.

Nắm được tên là đủ rồi, phong cách của mình là không thích học mấy cái lằng nhằng, nào là tính Tenkan bao nhiêu ngày, rồi nào là ngũ hành Ichimoku.
Bọn sách vớ va vớ vẫn cố gắng viết cho dài thôi, đọc mệt bỏ mẹ, sư bọn nó.
Lưu ý, mình xài Ichimoku kèm nến Heiken Ashi
Cài đặt Ichimoku Cloud
Mình không sử dụng chart trên MT4, mình chỉ sử dụng trên Tradingview. Mình khuyên anh em nếu trade chuyên nghiệp thì xài tài khoản Tradingview để phân tích + cài thông báo.

Chỉ số Ichikomu
Vấn đề chỉ số theo mình không quan trọng lắm, quan trọng bạn xài khung giờ nào, cách đánh nào. Thấy đánh hợp thì cứ theo. Riêng mình, mình xài các chỉ số như sau.
Đối với Forex
Mình xài chỉ số mặc định là 9 26 52 26.
Đối với Crypto
Thường mình xài 20 30 60 120. Dạo này mình ít đánh, vì sóng nó khá chậm.
Cách mình sử dụng Ichimoku
Mình không thích đánh dài, đau tim, có vợ có con rồi ôm điện thoại xem chart hoài stress lắm.
Mình xác định trend chính ở 4H, xem phản ứng ở 1H và vào lệnh ở 15m
Mình dùng Ichimoku kết hợp với nến Heiken Ashi, mình không đặt lệnh trước mà đợi phản ứng của market, phong cách đánh giống PA
Mình thường đánh dựa vào 3 khung giờ : 15m, 1h và 4h. Mình chia khung ra làm 3 trên tradingview cho dễ nhìn
Chiến thuật Ichimoku
Trước khi bàn chiến thuật, mình nhắc bạn một câu.
Chiến thuật gì cũng được, phải theo chiều của market, ngược trend là chết.
Ví dụ như bạn thấy đang tăng, nhưng cần phải xác định rỏ là trend khung lớn thuộc hướng nào: Tăng để BUY hay tăng để đợi SELL.
Theo sách vở thì tận 5 phương pháp, ờ thì viết blog thì phải viết đủ vậy.
Còn thực chiến là áp dụng nhuần nhiển mọi thứ trong Ichimoku
1. Tenkan cắt Kijun
Khi 2 đường cắt nhau
- Tenkan nằm trên: báo hiệu tăng
- Tenkan nằm dưới: báo hiệu giảm
Mình lập cái bảng cho dễ dòm.
Tenkan trên Kijun | Tenkan dưới Kijun | |
---|---|---|
Trên mây | Buy mạnh | Sell yếu |
Trong mây | Buy trung bình | Sell trung bình |
Dưới mây | Buy yếu | Sell mạnh |
Điểm vào lệnh | Khi Tenkan cắt lên trên Kijun | Khi Tenkan xuống Kijun |
Điểm Stop loss | Dưới Kijun | Trên Kijun |
Chiến thuật: Vào lệnh Tenkan cắt Kijun, điểm stop loss nằm dưới Kijun
Vậy dựa vào tín hiệu cắt nhau và vào lệnh được không ?
Chết chắc nhé. Tuỳ tình huống, ví dụ như đang trend giảm, Tenkan/ Kijun thì chỉ là tín hiệu hồi, buy theo là đi bụi


2. Breakout mây Kumo
Mây Kumo được hình thành do 2 đường Span A và Span B cắt nhau. Thật ra nó chính là 2 đường Tenkan và Kijun trong quá khứ mà thôi.
Nói chung là thế này
Mây Kumo | Giá đóng nến |
---|---|
Trên mây | Xu hướng tăng mạnh |
Trong mây | Vùng phản ứng |
Dưới mây | Xu hướng giảm mạnh |
- Span A: Nhanh – yếu
- Span B: Chậm – Mạnh
- Span A trên Span B => Mây xanh => Tín hiệu up
- Span B trên Span A => Mây đỏ => tín hiệu down

Chiến thuật: Đợi giá thoát mây và đóng cửa trên mây, stop loss dưới mây
3. Kijun Cross
Tức là chạm giá Kijun rồi bật lên. Để dể hình dung mình làm bảng
Giá đóng cửa | Trên Kijun | Dưới Kijun |
---|---|---|
Trên mây | Trend Buy mạnh | Sell yếu |
Trong mây | Trend Buy trung bình | Sell trung bình |
Dưới mây | Buy yếu | Sell mạnh |

Chiến thuật : Đợi giá chạm Kijun, xem phản ứng rồi vào lệnh, luôn theo trend lớn, có thể chạm Kijun bật nhẹ rồi sập luôn

Mình chỉ đặt trước và bắt giá ngay tại Kijun trong trường hợp thuận trend, và trend mạnh. Vì giá nó hay giật lắm, điển hình là như vầy.

Kijun/Base đi ngang càng lâu, khả năng giá về đó càng cao
4. Chikou Breakout
Chikou hay Lagging là cái thanh chậm nhất ở phía đằng sau chart. Công dụng của nó là để xác định Momentum – xu hướng, nói chung là cũng ổn.
Nhưng mình thích nhìn nến Heiken Ashi hơn 😀
Bạn không cần phải do vẹo 26 kì như bọn thầy bà chỉ đâu, cứ xem giá trên chart Tradingview.

Trên giá hiện tại | Dưới giá hiện tại | ||
---|---|---|---|
Trên mây | Buy Mạnh | Sell Mạnh | |
Trong mây | Buy Trung Bình | Sell Trung Bình | |
Dưới mây | Buy Yếu | Sell Yếu | |
Bạn cũng có thể cài đặt thông báo giá Lagging trên Tradingview.
Nôm na là nhìn quá khứ để đoán tương lai vậy thôi. Khi Chikou/Lagging đụng cả thì giá hiện tại cũng có cản.

Về mặc chiến thuật thì canh giá đóng nến thôi, Lagging > giá đóng nến là Buy, thấp hơn là SELL.
5. Giao mây Kumo
Như đã nói ở trên, mây Kumo được hình thành từ đường Tenkan và Kijun trong quá khứ.
Đây mình edit một hình để cho bạn hiểu rỏ quá trình tạo mây.

Mây càng dày chứng tỏ xu hướng càng mạnh
Bài viết hay quá , thanks ad
Vãi cả Bill